Công cụ làm việc cá nhân


    Hiệp định phục vụ mậu dịch: Động lực mới thúc đẩy CAEXPO

    • Send this page to somebody
    • Print this page
    "Hiệp định phục vụ mậu dịch” dành cho khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN chính thức có hiệu lực kể từ tháng 7/2007, sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc và các nước ASEAN có nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực vận chuyển, thông tin, tiền tệ, du lịch...

    Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Đây sẽ là động lực mới để phát triển mạnh hơn nữa Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ tư. Cũng theo ông Trương Thiếu Cương, các chính sách giảm thuế không ngừng được đưa ra cho thấy sự hợp tác thương mại giữa Trung Quốc- ASEAN đang bước vào thời kỳ tốt đẹp nhất. Nhìn vào số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, tháng 7/2005 sau khi “Hiệp định hàng hóa mậu dịch” chính thức được thực thi, hai bên đã có hơn 7.000 mặt hàng được giảm thuế một cách toàn diện. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch của hai bên đạt đến 1.608 tỉ USD, tăng trưởng 23,4% so với cùng thời kỳ. Con số này của năm nay hy vọng sẽ còn cao hơn rất nhiều.

    Ông Trương Thiếu Cương nhận định: Khu mậu dịch tự do đang dần chuyển từ “thời đại hàng hóa mậu dịch” sang “thời đại phục vụ mậu dịch” theo hướng phát triển chiều sâu. Tháng 1/2007, Trung Quốc- ASEAN đã ký “Hiệp định phục vụ mậu dịch”, thêm vào đó 3 kỳ liên tiếp tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Trung Quốc- ASEAN đã thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác phát triển giữa hai bên. Căn cứ vào các quy định liên quan trong “Hiệp định phục vụ mậu dịch”, sắp tới, tại các lĩnh vực kiến trúc, bảo vệ môi trường, vận chuyển, thể dục thể thao, thương mại... tổng cộng có tới 26 bộ, ngành của Trung Quốc sẽ triển khai các cam kết về mở rộng thị trường. Để đáp lại, các nước ASEAN cũng sẽ tiến hành các cam kết mở rộng thị trường tại các lĩnh vực tiền tệ, điện tín, giáo dục, du lịch, kiến trúc, y tế... Ông Trương Trịnh Quân, Phó trưởng Ban Thư ký Hội chợ triển lãm Trung Quốc- ASEAN cho biết: CAEXPO lần thứ 4 sẽ tổ chức tốt hơn nữa các lĩnh vực phục vụ mậu dịch. Hội chợ lần này sẽ triển lãm chuyên đề đầu tư và hợp tác, hạng mục bao gồm chiêu thương và đầu tư, nhận thầu công trình quốc tế, hợp tác lao động, mở rộng nguồn tài nguyên, phục vụ tiền tệ; Hội chợ sẽ triển lãm các thành phố cảng, để tiến hành hoàn thiện mạng lưới cảng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, thúc đẩy hơn nữa đầu tư hợp tác thương mại…

    Các chuyên gia thương mại cho rằng, “Hiệp định phục vụ mậu dịch” là hiệp định đầu tiên về phục vụ mậu dịch được ký kết giữa Trung Quốc- ASEAN tại khu mậu dịch tự do, do đó “Hiệp định phục vụ mậu dịch” sẽ là cơ hội mới để Trung Quốc- ASEAN thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đầu tư hợp tác mậu dịch. Doanh nghiệp của các nước nên nắm bắt cơ hội này, phát triển sở trường của mình, tích cực mở rộng thị trường phục vụ mậu dịch trong khu mậu dịch tự do. Điểm cần chú ý là, trên cơ sở phát triển nhanh chóng của hàng hóa mậu dịch, phục vụ mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN cũng có được những cơ hội phát triển tốt đẹp. Hiện tại, 10 nước ASEAN đang trở thành điểm đến của khách du lịch Trung Quốc. Sự hợp tác của hai bên trong các lĩnh vực đầu tư, công trình kiến trúc, hợp tác lao động, vận chuyển hàng hóa và các ngành phục vụ mậu dịch khác cũng có được sự phát triển đáng khích lệ. Trong các ngành nghề phục vụ, Trung Quốc và các nước ASEAN mỗi bên đều có những lợi thế riêng. Theo sự phân tích của các chuyên gia, Trung Quốc có điểm mạnh tại các lĩnh vực phục vụ vận chuyển đường biển, du lịch, kỹ thuật thông tin, phục vụ thương mại, Xingapo, Malaixia có thực lực trong lĩnh vực phục vụ vận chuyển đường hàng không, phục vụ tiền tệ, quán bar và phục vụ thiết kế khu vực triển lãm, Thái lan có ưu thế về phục vụ các loại hình du lịch.(Thương mại điện tử)